Chuyển đổi số

- Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn trường nghề số/thông minh

DỰ THẢO

BỘ TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN TRƯỜNG NGHỀ SỐ/THÔNG MINH

Quan điểm xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cho việc đánh giá trường nghề số/thông minh

  • Mục đích của việc xây dựng và ban hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn trường nghề số/thông minh nhằm xác định các yêu cầu cụ thể trong đích đến của các trường nghề trong CĐS, giúp ngành GDNN và các trường nghề đánh giá hiện trạng và các kết quả đã đạt được. Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn song hành với chương trình CĐS của các trường, là yêu cầu và thước đo trong quá trình CĐS.
  • Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn này là những nội dung mới bổ sung cho các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN theo thông tư số 15/2017-BLĐTBXH và các tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao theo thông tư số 35/2021/TT-BLĐTBXH.
  • Tiêu chí, tiêu chuẩn trường nghề số/thông minh được xây dựng trên tinh thần coi chuyển đổi số như một phương thức để đạt được các mục tiêu chiến lược GDNN, nhấn mạnh việc đổi mới sáng tạo nội dung đào tạo, phương thức đào tạo và phương thức quản trị-quản lý. Các tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan đến yếu tố con người, thể chế và hạ tầng công nghệ cần được thực hiện một cách đồng bộ để hiện thực hóa các thay đổi về cách làm. Đây cũng là tinh thần chung của “Chương trình chuyển đổi số trong GDNN” ban hành theo quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 31/12/2021.
  • Do chuyển đổi số có bản chất là đổi mới sáng tạo với việc sử dụng dữ liệu và kết nối nên các tiêu chuẩn về năng lực dữ liệu, năng lực kết nối cũng như các tiêu chuẩn về an ninh-an toàn trên môi trường thực-số sẽ được đặt ra cùng các tiêu chuẩn khác trong sáu tiêu chí, xác định theo quyết định số 2222/QĐ-TTg.
  • Do CĐS là quá trình liên tục, các đích đến (mục tiêu cụ thể) có thể thay đổi theo từng giai đoạn do công nghệ phát triển rất nhanh nên các tiêu chí, tiêu chuẩn mang tính mở.
  • Một số tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng công nghệ số để đổi mới các mặt hoạt động của nhà trường theo hướng thông minh hơn, hiệu quả hơn và không tập trung vào việc đầu tư những phần mềm, phần cứng của nhà trường. Nếu đã đầu tư công nghệ nhưng chưa đưa được vào hoạt động hàng ngày để nâng cao hiệu quả thì không được xem xét. Cụm từ “Sử dụng công nghệ số để...” nhằm diễn đạt tư tưởng này.
  • Mọi tiêu chuẩn đều phải có khả năng kiểm chứng/tự kiểm chứng đi kèm với minh chứng.
  • Nhiều tiêu chuẩn sẽ cần các văn bản cụ thể hóa do các Cục, Vụ của Tổng cục GDNN xây dựng và trình Bộ LĐTB&XH hoặc Tổng cục GDNN ban hành. Ví dụ như chuẩn năng lực số của cán bộ, giáo viên, định mức trang bị CNTT trên quy mô đào tạo... Đối với các tiêu chuẩn kiểu này chỉ cần nêu “đáp ứng yêu cầu do văn bản... quy định”.
  • Do bản chất đa dạng, chỉ số của các tiêu chuẩn sẽ được đánh giá theo một vài thang đo: nhị phân (có, không), cấp độ (chẳng hạn: rất tốt, tốt, trung bình, yếu, chưa làm), bách phân (điểm từ 1 đến 100), và sau cùng đều quy về thang cấp độ.
  • Bộ tiêu chí này áp dụng đối với trường nghề thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài - sau đây gọi chung là trường. Không áp dụng đối với trường CĐSP, trường nghề đặc thù khác.

 

Tiêu chí

Tiêu chuẩn

 

Chỉ số

Gợi ý minh chứng

Tiêu chí 1

Nội dung đào tạo

 

  1. Các chương trình đào tạo và chương trình môn học/mô đun có nội dung đáp ứng các năng lực số cơ bản của người lao động thời kỳ chuyển đổi số, như năng lực sử dụng các công cụ và nền tảng số, năng lực dữ liệu, năng lực kết nối, năng lực sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo, và an ninh, an toàn trên môi trường số.
  • Chương trình môn học/mô đun năng lực số chung được rà soát và cập nhật nội dung theo chu kỳ đào tạo của nhà trường.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Chương trình đào tạo hiện hành kèm bộ hồ sơ: QĐ thành lập Ban chủ nhiệm/ Tổ biên soạn chương trình, QĐ thành lập Hội đồng thẩm định, QĐ ban hành CTĐT
  • Chương trình chi tiết của mô đun, môn học.
  1. Các chương trình đào tạo và chương trình môn học/mô đun có nội dung đáp ứng năng lực số của các nghề thời kỳ chuyển đổi số
  • Tỷ lệ các ngành hoặc chương trình đào tạo, mô đun, môn học được rà soát và cập nhật nội dung theo chu kỳ đào tạo của nhà trường..
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Chương trình đào tạo hiện hành kèm bộ hồ sơ: QĐ thành lập Ban chủ nhiệm/ Tổ biên soạn chương trình, QĐ thành lập Hội đồng thẩm định, QĐ ban hành CTĐT
  • Chương trình chi tiết của mô đun, môn học
  1. Việc rà soát và cập nhật nội dung đào tạo được cải thiện thông qua kết nối số với doanh nghiệp và cựu học sinh, sinh viên để thu thập dữ liệu, thông tin nhằm xác định nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu về vị trí việc làm trong thời chuyển đổi số.

 

  • Có sử dụng các giải pháp công nghệ tương ứng
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Hồ sơ khảo sát: Quy trình khảo sát doanh nghiệp, khảo sát lần vết người học, kết quả khảo sát.
  • Nền tảng, công cụ kết nối số
  • Biên bản thẩm định CTĐT có ý kiến của đại diện đến từ doanh nghiệp...
  • Chương trình đào tạo, chương trình mô đun cập nhật

Tiêu chí 2

Phương pháp đào tạo

  1. Chương trình và phương pháp đào tạo đảm bảo cá nhân hoá quá trình học tập của người học. Các môn học, các mô đun bắt buộc và tự chọn được thiết kế cùng với việc sử dụng công nghệ số cho phép người học dễ dàng xây dựng và quản lý lộ trình học tập của mình.
  • Tỷ lệ các ngành học đáp ứng tiêu chuẩn này

 

  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Hồ sơ đào tạo: CTĐT, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khoá biểu… trên các nền tảng hoặc ứng dụng công nghệ số
  1. Nhà trường áp dụng phương pháp đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (blended), khuyến khích kết hợp với các phương pháp đào tạo khác như học theo dự án (project-based), lớp học đảo ngược (flipped class) phù hợp với từng nội dung đào tạo.
  • Tỷ lệ các môn học/mô đun có áp dụng các phương pháp này
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Chương trình mô đun, môn học chi tiết
  • Học liệu số
  • Nền tảng, hệ thống quản lý học tập
  1. Nhà trường tích cực sử dụng học liệu số trong dạy học, khuyến khích sử dụng các công cụ như mô phỏng, thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp (VR/ AR/ MR) trong đào tạo.
  • Tỷ lệ các môn học có sử dụng các công nghệ này
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Chương trình mô đun, môn học chi tiết
  • Thông qua kiểm tra trực tiếp hệ thống công nghệ
  1. Hoạt động đánh giá dạy và học được thực hiện tích hợp trong suốt quá trình học tập. Có dùng nền tảng số và các công cụ phân tích dữ liệu giúp nhà giáo và người học đánh giá và điều chỉnh quá trình dạy và học một cách phù hợp.
  • Tỷ lệ các môn học/mô đun có áp dụng các phương pháp này
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Chương trình mô đun, môn học chi tiết
  • Nền tảng, hệ thống khảo thí
  • Quy chế, quy định khảo sát

Tiêu chí 3

Quản trị - quản lý

  1. Nhà trường có đề án CĐS với tầm nhìn, mục tiêu, lộ trình và hệ thống quản trị thực thi hiệu quả. Các nội dung chuyển đổi số được tích hợp trong chiến lược chung cũng như các đề án/dự án phát triển nhà trường. Người đứng đầu cơ sở GDNN chỉ đạo trực tiếp và toàn diện mọi mặt hoạt động CĐS. Có các hoạt động đánh giá thực trạng chuyển đổi số hàng năm và các biện pháp cải thiện.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • QĐ ban hành đề án (có thể do cấp trường ký) và bộ hồ sơ xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai theo từng giai đoạn
  1. Nhà trường có quy trình quản trị, quản lý và được cập nhật/ điều chỉnh đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số, như các hoạt động quản lý đào tạo, học tập, các quy trình hành chính, quy trình kiểm định được vận hành dựa trên khai thác dữ liệu và kết nối.

(Thảo luận ở Hội thảo tháng 10, kiến nghị TC)

  • Có các giải pháp công nghệ và được sử dụng trên thực tế
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Quy trình thực hiện công việc của từng bộ phận, hoạt động
  • Hồ sơ xây dựng, cập nhật/điều chỉnh quy trình
  1. Nhà trường quản lý việc học tập và dịch vụ người học bằng nền tảng số, số hóa hồ sơ người học, người học có tài khoản kết nối với hệ thống quản lý học tập của nhà trường.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Nền tảng, hệ thống quản lý có đủ dữ liệu
  1. Nhà trường quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo bằng nền tảng số với dữ liệu thống nhất, liên thông, mở và công khai. Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương, ngân hàng câu hỏi cũng như toàn bộ sổ sách, hồ sơ đào tạo được số hóa.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Nền tảng, hệ thống quản lý có đủ dữ liệu
  1. Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo và các nguồn tài nguyên học liệu (bao gồm cả tài liệu in và tài liệu số) được quản lý trên các nền tảng/phần mềm thư viện số tích hợp/liên thông.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Nền tảng/phần mềm thư viện số có đủ dữ liệu và đang được sử dụng

Tiêu chí 4

Nhà giáo, cán bộ và người học

  1. Nhà trường thường xuyên có các hoạt động cập nhật kiến thức chuyển đổi số, năng lực thực hiện chuyển đổi số, xây dựng văn hóa ứng xử và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhà giáo và người học.
  • Chưa có/ có nhưng chưa thường xuyên/ thường xuyên
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Kế hoạch đào tạo, QĐ mở lớp, kết quả đào tạo, danh sách học viên
  • Hội nghị, hội thảo, tập huấn, workshop, hoạt động đào tạo nội bộ...
  1. Nhà trường tổ chức đào tạo để mọi nhà giáo có năng lực số theo quy định, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm số, năng lực sản xuất học liệu và thiết bị giảng dạy số
  • Tỷ lệ nhà giáo đã qua đào tạo
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Kế hoạch đào tạo, QĐ mở lớp, kết quả đào tạo, danh sách học viên
  1. Nhà trường tổ chức đào tạo để mọi cán bộ, nhân viên có năng lực số theo quy định, phù hợp với vị trí công tác, tích cực đổi mới sáng tạo quy trình thực hiện công việc, đặc biệt có năng lực sử dụng và phân tích dữ liệu, kết nối để nâng cao hiệu quả công việc.
  • Tỷ lệ cán bộ, nhân viên đã qua đào tạo
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Kế hoạch đào tạo, QĐ mở lớp, kết quả đào tạo, danh sách học viên
  1. Nhà trường tổ chức đào tạo năng lực số cơ bản để người học khai thác hiệu quả công nghệ số trong quá trình học tập.
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Kế hoạch đào tạo, kế hoạch sinh hoạt đầu khoá, hình ảnh, nội dung
  1. Nhà trường tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết về an ninh-an toàn trên môi trường số cho cán bộ, nhà giáo và người học.
  • Tỷ lệ nhân sự đã được đào tạo
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Kế hoạch đào tạo, QĐ mở lớp, kết quả đào tạo, danh sách học viên, nội dung
  • Có thể tham chiếu tiêu chuẩn 14, 15,16 vì nội dung này có thể được triển khai trong các hoạt động đào tạo ở phía trên

Tiêu chí 5

Thể chế và quy chế

  1. Nhà trường cập nhật và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định mới của các cơ quan quản lý nhà nước theo tiến trình chuyển đổi số quốc gia như các hệ thống hành chính số, định danh cá nhân, chữ ký số công dân, hóa đơn điện tử, thuế điện tử, thanh toán học phí và trả lương không dùng tiền mặt…
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Hệ thống công nghệ và Hệ thống văn bản quy định của trường
  1. Nhà trường có các quy chế nội bộ để khuyến khích và ghi nhận việc thực hiện các tiêu chuẩn quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đồng bộ với những thay đổi về quy trình hoạt động trên môi trường thực-số.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Bộ quy chế, bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, bộ định mức... và bộ hồ sơ kèm theo
  1. Nhà trường có quy chế, cơ chế nội bộ khuyến khích và ghi nhận người có đóng góp, chia sẻ dữ liệu, học liệu hoặc ý tưởng đổi mới sáng tạo cho hoạt động CĐS.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Bộ quy chế, cơ chế.. và bộ hồ sơ kèm theo
  1. Nhà trường có quy chế và văn bản hướng dẫn về an toàn-an ninh trên môi trường số được xây dựng phù hợp với quy định của nhà nước và áp dụng trong toàn trường.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
  • Bộ quy chế, văn bản hướng dẫn.. và bộ hồ sơ kèm theo
  1. Nhà trường có quy định cụ thể về yêu cầu năng lực số cho cán bộ, nhà giáo theo các quy định, hướng dẫn của Tổng cục GDNN.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Quy định của trường.. và bộ hồ sơ kèm theo

  1. Nhà trường có chính sách hỗ trợ người học trang bị đủ thiết bị số cá nhân phục vụ học tập.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấ Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Chính sách của trường.. và bộ hồ sơ kèm theo

  1. Nhà trường có các quy định nội bộ về sở hữu trí tuệ và bản quyền.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Quy định của trường.. và bộ hồ sơ kèm theo

Tiêu chí 6

Hạ tầng, nền tảng và học liệu số

  1. Nhà trường đảm bảo cơ sở vật chất thông minh, máy tính, và các thiết bị công nghệ số giúp cán bộ, nhà giáo và người học làm việc, giảng dạy và học tập trong môi trường trường nghề số/thông minh
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Kiểm tra thực tế

  1. Nhà trường có hệ thống máy chủ, hoặc dịch vụ đám mây, băng thông Internet đảm bảo kết nối và vận hành hoạt động của toàn trường.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Hồ sơ mua bán, HĐ thuê server/băng thông internet....

  1. Nhà trường khai thác, hoặc có kết nối dữ liệu với hệ thống CSDL của Tổng cục GDNN, Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản. Nhà trường có kiến trúc dữ liệu thống nhất đảm bảo hệ thống CSDL nội bộ có thể được kết nối, chia sẻ và sử dụng chung giữa các bộ phận.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Văn bản ban hành

  1. Nhà trường có nền tảng số nội bộ, hoặc khai thác nền tảng số dùng chung đảm bảo cho mọi cán bộ, nhà giáo, người học có thể kết nối qua tài khoản duy nhất của mình.
  • Có các giải pháp công nghệ và được sử dụng trên thực tế
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Thông qua kiểm tra trực tiếp hệ thống công nghệ

  1. Nhà trường có nền tảng số, hoặc khai thác nền tảng số dùng chung kết nối với doanh nghiệp, phụ huynh, cựu sinh viên và các cơ sở GDNN khác
  • Có các giải pháp công nghệ và được sử dụng trên thực tế
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Thông qua kiểm tra trực tiếp hệ thống công nghệ

  1. Nhà trường có học liệu số, hoặc khai thác học liệu số dùng chung đảm bảo chất lượng để triển khai các phương thức đào tạo số.
  • Chưa/ có nhưng chưa đầy đủ/ đầy đủ
  • Cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).

Kiểm tra trực tiếp trên hệ thống quản lý đối chiếu với chương trình chi tiết của mô đun, môn học


Thời khóa biểu

Thời khóa biểu Lớp học, Phòng học, Giáo viên và thời khóa biểu toàn trương.

Nghiên cứu khoa học

Các quy đinh, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường. 

Tài liệu Y khoa

Giáo trình, tài liệu tham khảo và bài giảng môn học. 

Thông tin nội bộ

Lịch làm việc, thông tin về các hoạt động, công nghệ thông tin, văn bản điều hành của nhà trường