UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
Số /KH-CĐYTHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH
HỘI THI KỸ NĂNG NGHỀ CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2022-2023,
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tổ chức Hội thi kỹ năng nghề cấp trường năm học 2022-2023 theo kế hoạch như sau:
I. Mục đích
1- Xây dựng phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng trong học tập, góp phần giáo dục lòng yêu nghề cho sinh viên, giúp sinh viên đổi mới phương pháp học tập, trau dồi kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực,
2- Chuẩn bị tốt cho Hội thi kỹ năng nghề Thành phố năm 2023,
3- Tuyên truyền, quảng bá về hoạt động đào tạo của nhà trường, nhằm đưa hoạt động đào tạo gắn với thị trường lao động,
4- Đúc rút được những kinh nghiệm về giảng dạy để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
II- Yêu cầu
III. Nội dung thực hiện
1. Đối tượng và nghề tham dự
- Ngành Điều dưỡng: điều dưỡng khóa 15, 16
- Ngành Dược: Dược khóa 10, 11
- Ngành Hộ sinh: Hộ sinh khóa 10,11
- Ngành KT XNYH: KTXNYH khóa 14, 15
- Ngành KTHAYH: KTHAYH khóa 14, 15
- Ngành KTPHCN: PHCN khóa 1
- Ngành Chăm sóc sắc đẹp: CSSĐ khóa 1.
Điều kiện dự thi: Xếp loại học tập loại khá trở lên năm học năm học 2021-2022.
2. Nội dung, thời gian, hình thức đề thi và cách tính điểm
2.1. Quy định chung:
- Nội dung thi: tổng hợp kiến thức kỹ năng chuyên ngành của các ngành nghề đào tạo phù hợp với các đối tượng dự thi.
- Hình thức đề thi: gồm lý thuyết và thực hành. Lý thuyết thi theo hình thức trắc nghiệm trong 10 phút (30 test từ ngân hàng câu hỏi 100 test). Thực hành: kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật thực hành hoặc bài tập tình huống.
2.2. Quy định cụ thể
2.2.1. Ngành Điều dưỡng:
Tổ chức 2 vòng thi.
a) Vòng thi 1: thí sinh dự thi phải hoàn thành 2 bài thi:
- Bài thi lý thuyết: thời gian 10 phút, hình thức trắc nghiệm, mỗi đề thi 30 câu, với nội dung thi được tổng hợp từ kiến thức các môn Chăm sóc sức khỏe người lớn 1, 2, Điều dưỡng cơ sở. Tổng điểm 10 điểm.
- Bài thi thực hành: thí sinh bốc thăm và hoàn thành 3 trạm, mỗi trạm 1 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản được học trong môn Thực hành Điều dưỡng cơ sở 1 trong thời gian tối đa 5 phút. Tổng điểm 10 điểm, là điểm trung bình của các trạm thi, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Bài thi thực hành tính hệ số 2.
- Cách tính điểm: mỗi bài thi được chấm theo thang điểm 10, bài thi lý thuyết tính hệ số 1, bài thi thực hành tính hệ số 2, điểm tổng hợp là điểm trung bình hai bài thi theo tỷ lệ hệ số trên và làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
20 thí sinh có điểm thi cao nhất sẽ được lọt vào vòng 2.
b) Vòng thi số 2:
Tại vòng thi này thí sinh sẽ bốc thăm và dự thi kỹ năng giải quyết 2 trong 20 tình huống. Thí sinh sẽ phải tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được học trong các môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn 1, 2, Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn 1, Thực hành Điều dưỡng cơ sở 1 để giải quyết tình huống. Mỗi tình huống được bố trí trong 1 trạm thi với thời gian tối đa 30 phút/ trạm (tổng bài thi 60 phút/ thí sinh). Một trạm thi chăm sóc sức khỏe người lớn nội khoa và một trạm thi chăm sóc sức khỏe người lớn ngoại khoa. Tổng điểm 10 điểm, là điểm trung bình của các trạm thi, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Bài thi thực hành tính hệ số 2.
Cách tính điểm: mỗi trạm thi được chấm theo thang điểm 10, điểm tổng hợp là điểm trung bình chung hai trạm thi và làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
2.2.2. Ngành Dược: Tổ chức 2 vòng thi.
- Bài thi lý thuyết: thời gian 10 phút, hình thức trắc nghiệm, mỗi đề thi 30 câu, với nội dung thi được tổng hợp từ kiến thức các môn Dược liệu, Bào chế, Dược lý, Pháp chế dược. Tổng điểm 10 điểm.
- Bài thi thực hành: thí sinh bốc thăm và hoàn thành 4 trạm thi, mỗi trạm là 1 bài tập thực hành thuộc 1 trong 4 môn học Dược liệu, Bào chế, Dược lý, Pháp chế dược trong thời gian tối đa 15 phút. Tổng điểm 10 điểm, là điểm trung bình của các trạm thi, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Bài thi thực hành tính hệ số 2.
Tương tự vòng 1, nhưng yêu cầu vận dụng giải quyết bài tập có độ khó cao hơn.
2.2.3. Các ngành Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học, Kỹ thuật Phục hồi chức năng: chỉ thi 1 vòng duy nhất
Thí sinh dự thi phải hoàn thành 2 bài thi:
- Bài thi lý thuyết: thời gian 10 phút, hình thức trắc nghiệm, mỗi đề thi 30 câu, với nội dung thi được tổng hợp từ kiến thức các môn tùy từng chuyên ngành (có bảng chi tiết kèm theo). Tổng điểm 10 điểm, bài thi lý thuyết tính hệ số 1.
- Bài thi thực hành: thí sinh sẽ bốc thăm và dự thi kỹ năng giải quyết bài tập hoặc tình huống (tùy từng chuyên ngành). Thí sinh sẽ phải tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được học trong chuyên ngành của mình. Tổng điểm 10 điểm, là điểm trung bình của các trạm thi, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Bài thi thực hành tính hệ số 2
- Cách tính điểm: điểm tổng hợp là điểm trung bình hai bài thi trong đó mỗi bài thi được chấm theo thang điểm 10, bài thi lý thuyết tính hệ số 1, bài thi thực hành tính hệ số 2 và và làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
Nội dung thi theo từng chuyên ngành
TT
Tên ngành nghề
Nội dung thi lý thuyết
Nội dung thi thực hành trạm 1
Nội dung thi thực hành trạm 2
Nội dung thi thực hành trạm 3
Thời gian thi
1
Hộ sinh
kiến thức các môn Chăm sóc thai nghén, Chăm sóc chuyển dạ
kiến thức và kỹ năng học trong môn Thực hành chăm sóc thai nghén
kiến thức và kỹ năng đã được học trong môn học Thực hành chăm sóc chuyển dạ
-Lý thuyết: 10 phút
-Thực hành: 30 phút/ trạm x 2 trạm (10 tình huống)
2
Kỹ thuật hình ảnh y học
kiến thức các môn Kỹ thuật chụp X quang, X quang chẩn đoán
kiến thức và kỹ năng môn học Thực hành Kỹ thuật chụp X quang
kiến thức và kỹ năng môn học X quang chẩn đoán
-Thực hành: 15 phút/ trạm x 2 trạm (20 kỹ thuật)
3
Kỹ thuật xét nghiệm y học
kiến thức các môn Huyết học 1, 2, Hóa sinh 1, 2, Vi sinh 1
kiến thức và kỹ năng môn học Huyết học 1, 2
kiến thức và kỹ năng môn học Hóa sinh 1, 2
kiến thức và kỹ năng môn học Vi sinh 1
-Thực hành: 15 phút/ trạm x 3 trạm (15 kỹ thuật)
4
Kỹ thuật Phục hồi chức năng
kiến thức các môn Giải phẫu chức năng hệ thần kinh và vận động, Lượng giá chức năng vận động
kiến thức và kỹ năng môn học Lượng giá chức năng vận động, Vận động trị liệu, Các phương thức điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng các bệnh hệ vận động
-Thực hành: 20 phút/ trạm x 2 trạm (1 tình huống tổng hợp kiến thức kỹ năng của 4 môn)
2.2.4. Ngành Chăm sóc sắc đẹp
Thí sinh sẽ thi 2 bài thi.
Bài thi 1 (buổi sáng): bắt thăm và thực hiện 1 kỹ thuật chăm sóc da/ spa. Điểm thi phần này sẽ được chấm theo các tiêu chí: đúng kỹ thuật, nhuần nhuyễn, đẹp mắt, phù hợp khách hàng.
Điểm tổng hợp theo thang điểm 10 và là điểm trung bình của 2 phần thi, làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
Bài thi 2 (buổi chiều): Trang điểm, vấn tóc theo chủ đề (thí sinh sẽ được tự do sáng tạo theo chủ đề được đưa ra trong đề thi). Điểm thi phần này sẽ được chấm theo các tiêu chí: đúng chủ đề, tính sáng tạo, trình diễn ấn tượng, thuyết minh có tính thuyết phục.
3. Kế hoạch triển khai
Kế hoạch triển khai hội thi như sau:
Thời gian
Nội dung
Đơn vị thực hiện
Bộ phận phối hợp
16/02/2023- 14/03/2023
Thông báo kế hoạch, phát động hội thi, thu thập đăng ký dự thi của sinh viên
Phòng công tác sinh viên, GVCN
Phòng Đào tạo, Đoàn Thanh niên
Xây dựng bộ đề thi
Các bộ môn theo nhiệm vụ được phân công
Phòng Đào tạo, Trung tâm tiền lâm sàng
15/3/2023-24/3/2023
Hướng dẫn cho sinh viên tự ôn tập
GVCN
GV bộ môn phụ trách các chuyên ngành tương ứng, Trung tâm tiền lâm sàng bộ trí phòng, dụng cụ cho sinh viên tự ôn tập thực hành
Chuẩn bị cho hội thi
Phòng ĐT, Ban đề thi, Hội đồng chấm thi, Ban Hậu cần
GVCN, P.CTSV, Đoàn Thanh niên
22/3/2023
Họp hội đồng thi
Hội đồng thi, Ban đề thi, Ban chấm thi, Ban hậu cần, P.CTSV, Đoàn Thanh niên
24/3/2023
Làm đề thi lý thuyết
Ban đề thi
Ban hậu cần
8h00 26/3/2023
Khai mạc hội thi, Thi loại vòng 1 các ngành Điều dưỡng, Dược, thi bài 1 ngành Chăm sóc sắc đẹp
Hội đồng thi, Ban đề thi, Ban chấm thi, Ban hậu cần, các thí sinh
13h00 26/3/2023
Khai mạc và tổ chức Vòng chung kết các ngành nghề
Công bố kết quả và Lễ trao giải
4. Cơ cấu giải thưởng
4.1. Các ngành thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe: Mỗi ngành có:
- Giải nhất: 01 giải (3.000.000 đồng)
- Giải nhì: 01 giải (1.000.000 đồng)
- Giải ba: 01 giải (500.000 đồng)
- Giải khuyến khích: 01 giải (các ngành Hộ sinh, KTXNYH, KTHAYH, KT PHCN, CSSĐ). Mỗi giải khuyến khích trị giá 300.000 đồng.
4.2. Ngành chăm sóc sắc đẹp
- Giải nhất toàn năng: 01 giải (3.000.000 đồng)
- Giải nhất lĩnh vực trang điểm: 01 giải (1.000.000 đồng)
- Giải nhất lĩnh vực chăm sóc da: 01 giải (1.000.000 đồng)
- Giải nhì: 01 giải (500.000 đồng)
- Giải ba: 01 giải (300.000 đồng)
IV. Tổ chức thực hiện
- Chủ trì, điều hành Hội thi: Hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng.
- Thông báo kế hoạch, phát động hội thi, thu thập đăng ký dự thi của sinh viên: Phòng Công tác sinh viên và giáo viên chủ nhiệm thông báo về Kế hoạch tổ chức Hội thi cho sinh viên. Danh sách đăng ký nộp về Phòng Đào tạo trước ngày 14/3/2023. Các khoa/ bộ môn phụ trách các chuyên ngành động viên sinh viên các lớp tham gia, phối hợp với Đoàn Thanh niên, phòng Công tác sinh viên sáng tạo các hoạt động bên lề để quảng bá cho Hội thi, cổ vũ động viên sinh viên các lớp theo kênh hoạt động của chi đoàn các lớp.
- Thành lập Hội đồng, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban hậu cần phục vụ Hội thi, lập danh sách thí sinh, tổng hợp kết quả thi: Phòng Đào tạo chuẩn bị để trình Hiệu trưởng.
- Chuẩn bị ngân hàng đề thi, hỗ trợ sinh viên ôn tập: các khoa Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật y học phân công bộ môn làm ngân hàng đề thi, hướng dẫn sinh viên cách ôn tập. Giáo viên chủ nhiệm, Trung tâm tiền lâm sàng hỗ trợ, động viên, hướng dẫn sinh viên ôn tập, chuẩn bị phòng thực hành cho sinh viên tự ôn tập nếu có nhu cầu và đăng ký trước.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Bộ môn và trung tâm Tiền lâm sàng lập danh mục cần thiết và chuẩn bị dụng cụ thi trong buổi ôn tập, thi. Phòng Giáo tài, Phòng Quản trị đời sống phối hợp chuẩn bị cho Hội thi (thiết bị, vật tư tiêu hao, âm thanh ánh sáng, font Hội thi).
- Lập dự trù kinh phí và thanh toán kinh phí của Hội thi: Phòng Tài chính kế toán, phối hợp với các phòng Giáo tài, Phòng Quản trị đời sống, Đào tạo, Trung tâm Tiền lâm sàng thực hiện.
- Tổ chức Hội thi: Hội đồng thi, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban hậu cần theo quyết định và kế hoạch.
- Chụp ảnh, ghi hình, Livestream, viết bài cho Hội thi: P. QTĐS, Đ/ chí Nguyễn Trọng Tấn, Đoàn Thanh niên, Ban truyền thông.
- Làm quyết định khen thưởng cho sinh viên đạt giải: Phòng Công tác sinh viên thực hiện.
- Làm báo cáo gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Phòng Đào tạo thực hiện.
Trên đây là kế hoạch Hội thi Kỹ năng nghề cấp trường năm học 2022-2023. Đề nghị các bộ phận liên quan thực hiện nghiêm túc đúng theo kế hoạch.
Nơi nhận:
- BGH
- Các phòng, ban, Bộ môn;
- Lưu: VT, ĐT.